Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Hoa, cây cảnh đẹp ngày Xuân!

Ngoài hoa Mai, hoa Đào là những loài hoa gắn liền với ngày Tết, không ít loài hoa, cây cảnh khác mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp mà bạn nên biết khi trang trí cho ngôi nhà đón năm mới.

Những loài hoa, cây cảnh mang may mắn đến cho gia đình
Những ngày gần Tết cũng là thời điểm mọi gia đình trang trí lại ngôi nhà của mình để chào đón một năm mới sắp tới. Và để ngôi nhà thêm đẹp và tràn ngập không khí mùa Xuân, một vật trang trí không thế thiếu chính là những bông hoa rực rỡ đầy màu sắc và những cây cảnh xanh tươi. "Mỗi loài hoa, cây cảnh lại có những ý nghĩa khác nhau và phù hợp với từng không gian riêng. Nên không ít người băn khoăn khi lựa chọn hoa, cây cảnh làm đẹp nhà dịp Tết", chị Nga- một chủ cửa hàng hoa, cây cảnh trên đường Thành Thái chia sẻ. Cũng chính vì thế, chuyện mục Nhà đẹp sẽ giúp bạn một số gợi ý lựa chọn hoa, cây cảnh đẹp và ý nghĩa cho những ngày Tết sắp tới.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 1
Hoa cây cảnh là một điều không thể thiếu để đem sắc Xuân đến cho ngôi nhà của bạn.

Phát Lộc, Phát Tài: Điều mà có lẽ tất cả mọi người đều mong muốn cho gia đình mình có được trong năm mới chính là tài lộc sung túc. Và không loài cây nào thể hiện mong muốn đó rõ hơn bằng cây Phát Lộc, Phát Tài. Những mầm non tươi mới của hai loài cây này là sự thể hiện một năm mới mang nhiều tài lộc sinh sôi cho cả gia đình.
Cây Phát Lộc...
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 2
 ... và cây Phát Tài là hai loài cây mang nhiều hàm ý may mắn cho gia đình trong năm mới.

Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 3
Hoa Tầm Xuân: Đi kèm với hoa Mai, hoa Đào thì Tầm Xuân là loài hoa được sử dụng khá nhiều trong các gia đình như một vật trang trí không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về với ý nghĩa báo Xuân sang.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 4
Hoa Tầm Xuân với màu sắc rực rỡ, tươi sáng.
Hoa Trạng Nguyên: Mang ý nghĩa thể hiện sự thành đạt. Với ý nghĩa đó, việc chưng hoa Trạng Nguyên ngày Tết vừa mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn vừa là sự thể hiện mong muốn một năm mới thành công và may mắn cho cả gia đình.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 5
Hoa Trạng Nguyên cầu mong thành đạt.
Hoa Hải Đường: Theo quan niệm của người xưa thì đây là loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân. Chữ “ Đường” mang hàm ý là một ngôi nhà lớn. Chính vì thế, đây là loài hoa thể hiện cho sự giàu sang và phú quý - điều mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn đạt được trong năm mới.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 6
Hoa Hải Đường báo Xuân sang.
Hoa Lan: Luôn được xem là biểu tượng của người sang trọng và quân tử nên việc chọn những cành hoa lan để trang trí nhà trong ngày tết là một điều dễ hiểu. Đa dạng về chủng loại và màu sắc, lại có sức sống, độ bền cao nên việc lựa chọn hoa Lan sẽ giúp bạn thêm một món đồ trang trí đẹp mắt cho ngôi nhà trong những ngày đầu năm mới.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 7
Hoa Lan là sự thể hiện nét sang trọng quý phái.
Hoa Đồng Tiền: Là một loài hoa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như đem lại may mắn, sức khỏe mà tuổi thọ cho cả nhà, loài hoa này được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong vườn hay cắm hoa trang trí dịp đầu năm như một lời chúc đầy ý nghĩa cho cả gia đình.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 8
Loài hoa Đồng Tiền mang nhiều ý nghĩa cầu chúc cho tuổi thọ, sức khỏe, may mắn,...
Hoa Sống Đời: Cái tên nói lên tất cả. Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho cả gia đình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong ngôi nhà của bạn.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 9
Nếu mong muốn sự sinh sôi, phát triển và đoàn kết cho cả gia đình bạn có thể chọn hoa Sống Đời.
Hoa Cúc: Đa dạng về màu sắc và chủng loại lại có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng hoa Cúc trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa như mong muốn đem thêm sức sống và không khí mùa xuân ấm áp vào trong không gian sống của gia đình mình.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 10
Mang đầy màu sắc nổi bật, hoa Cúc như mang cả mùa Xuân vào trong không gian nhà bạn.
Trên đây, chỉ là một vài loài hoa thường được sử dụng cho ngày Tết. Có rất nhiều loài hoa đẹp cho năm mới bạn có thể sử dụng. Một khách hàng mua hoa, cây cảnh tại đường Thành Thái cho rằng: "Chỉ cần bạn thực sự quan tâm và mong muốn những gì tôt đẹp cho gia đình mình thì mọi loài hoa đều đẹp trong ngày Tết".
Lưu ý khi dùng hoa trang trí ngày Tết
Với những loài hoa khác nhau, việc lựa chọn vị trí và không gian trang trí phù hợp sẽ đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn vào ngày Tết. Theo những người chuyên kinh doanh hoa, cây cảnh có kinh nghiệm cho biết: "Những loài hoa có màu sắc tươi sáng, rực rỡ như vàng, đỏ... thường là lựa chọn tối ưa cho ngày Tết. Vì những gam màu này thường mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống, sự may mắn..., hơn thế nữa, nó còn tạo cảm giác ấm áp cho cả ngôi nhà của bạn trong những ngày Xuân".
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 11
Những màu sắc tươi sáng sẽ thích hợp cho ngày Tết.
Các loài hoa, cây cảnh chiếm diện tích lớn như Trạng Nguyên... và những loại hoa trồng nguyên góc trong các chậu hoa sẽ thích hợp với những không gian như lối vào nhà, hai bên cửa phòng khách. Ngược lại, những loài hoa, cây cảnh nhở như Đồng Tiền,... hay các loại hoa cắm cành lại thích hợp cho việc đặt trên bàn tiếp khách, bán ăn hay các không gian nhỏ như cửa sổ, phòng ngủ,...
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 12
Những chậu hoa lớn thích hợp cho không gian sân vườn.

Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 13
Trong khi đó những lọ hoa lại thích hợp cho không gian bên trong nhà.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 14
Cửa sổ hay ban công nhà bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều trong ngày Tết với những giỏ hoa như thế này.

Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng quá nhiều hoa với nhiều màu sắc trong nhà sẽ gây nên cảm giác rối mắt khi bước vào không gian nhà bạn. Những loài hoa có hương thơm vừa phải sẽ thích hợp cho phòng ngủ hay phòng ăn hơn là nhưng loài hoa có nhiều hương thơm.
Việc sử dụng lọ hoa, chậy hoa hay giỏ hoa treo cũng tùy thuộc vào không gian cần trang trí. Với không gian sân vườn thì những chậu hoa là lựa chọn tối ưu nhất, trong khí đó với cửa sổ, tường nhà... thì việc thêm vào những giỏ hoa sẽ đem đến một cảm giác thích thú cho ngôi nhà của bạn. Những lọ hoa tươi sẽ thích hợp cho bàn ăn hay kệ bếp vì vừa sạch sẽ vừa dễ dàng di chuyển.
Hình ảnh Chọn hoa, cây cảnh nhiều ý nghĩa cho nhà đẹp ngày Tết số 15
Lựa chọn hợp lý và chăm sóc hoa cẩn thận
bạn sẽ có những ngày Tết ý nghĩa với ngôi nhà đầy màu sắc và sức sống.
Ngày Tết, bạn cũng không có quá nhiều thời gian để thay đổi các loại hoa liên tục. Chính vì thế, để giữ hoa tươi lâu bạn nên chú ý đến việc chăm sóc hoa đúng cách. Nên đem các chậu hoa, cây cảnh ra sân vào buổi tuối để đảm bảo hoa tươi lâu hơn. Dọn lá vàng hay vứt bỏ những cây hoa đã héo cũng là việc bạn cần phải làm với hoa, cây cảnh ngày Tết. Vì theo quan niệm của người Việt, sự héo tàn trong những ngày đầu năm sẽ làm cho gian đình bạn kém may mắn trong năm mới.
Để có thể chọn lựa được những loài hoa cây cảnh đẹp, đa dạng và ý nghĩa cho ngày Tết bạn có thể tới các con đường chuyên kinh doanh mặt hàng này như đường Thành Thái- quận 10, đường Nguyễn Trãi- quận 5, đường Hiệp Bình- quận Thủ Đức,... So với bình thường, hoa, cây cảnh gần Tết có giá cao hơn nhưng không đáng kể. Với mức trưng bình từ 35 tới 150 ngàn đồng một chậu hoặc giỏ hoa cỡ vừa và nhỏ. Với các loại chậu hoa lớn hay các loại hoa như Lan, Phát Tài,...giá sẽ tùy thuộc vào chủng loại và độ lớn của sản phẩm.
Nguồn : VnMedia

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Cây cảnh tí hon

1. Dưa hấu tí hon 
Cây “Dưa hấu tí hon”, hay còn gọi là dưa hấu chuột, có xuất xứ từ Mexico và Trung Mỹ. Dưa hấu chuột là một loại cây vô cùng đặc biệt với vỏ ngoài màu xanh như dưa hấu, kích thước nhỏ xinh như quả nho, bổ ra bên trong lại giống dưa chuột, còn vị lại chua man mát như chanh. 
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 1
Dưa hấu chuột được ưa thích vì ngoài vẻ dễ thương còn có nhiều công dụng như cây để làm cảnh, quả dùng để ăn, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng. 
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 2
Cây dưa hấu chuột phát triển tốt trong môi trường khí hậu mùa thu Việt Nam - nắng và se se lạnh. Hiện nay, ở Việt Nam, bạn có thể đặt mua hạt dưa hấu chuột tại các cửa hàng cây cảnh trên mạng.
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 3
Cây dưa hấu chuột phát triển tốt trong nhà miễn là có đủ ánh sáng và nhiệt độ, nên có thể trồng ở bên cạnh một cửa sổ lớn để mang lại vẻ xanh mát cho phòng khách.
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 4
Trồng dưa hấu tí hon không khác so với cách trồng dưa leo, thậm chí, dưa hấu chuột chịu hạn và chịu lạnh tốt hơn nhiều. Cây bắt đầu có hoa từ ngày thứ 45 đến 60. Cây cho trái quanh năm, khoảng 3 đến 4 ngày là có thể thu hoạch 1 đợt.
2. Cà rốt bao tử
Cà rốt bao tử với kích thước nhỏ xinh như ngón tay (ngắn hơn 10cm) rất thích hợp trồng trong chậu để làm đẹp nhà phố. Gia đình có thể trồng và thưởng thức những củ cà rốt ngon quanh năm, từ mùa xuân, mùa hè sang mua thu. Tuy nhiên, cà rốt ngọt hơn nếu được trồng ở nhiệt độ lạnh. Do đó, thường chị em trồng cà rốt vào đầu mùa thu là đẹp nhất vì cây  cần 65 ngày để trưởng thành. Khi trồng cà rốt mini vào mùa xuân thì phần củ sẽ không đạt được chất lượng như mong đợi  vì độ ẩm cao.
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 5
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 6
Hạt giống cà rốt mini có giá khoảng 50.000đ/gói 50 hạt.
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 7
Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên rất cần đất tơi xốp để phát triển củ, thoát nước tốt
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 8
Khi lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều là đã đến lúc thu hoạch.

Xương rồng, sen đá,...là một trong những loại cây cảnh có sức sống mãnh liệt. Không yêu cầu cao về độ ẩm, chất dinh dưỡng, cũng như công chăm sóc, hai loại cây này rất được ưa thích trồng trong các chậu cảnh nhỏ tí hon. 3. Xương rồng, sen đã tin hin
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 9
Chậu Bonsai sen đá siêu nhỏ  phù hợp để bày trên bàn trà phòng khách
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 10
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 11
Vẻ đẹp gai góc, xù xì của xương rồng rất kén người thích. Nhưng một khi đã mê mẩn thì khó có thể cưỡng lại được.
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 12
2014: Chị em phát cuồng mốt trồng cây cảnh tí hon - 13
Đống nút chai rượu vốn quanh năm ngày tháng làm các bà nội trợ  ngứa mắt nay được "mổ xẻ" thành chậu cây nhỏ xinh.
Nguồn: ST

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Cây cảnh văn phòng: Kim Phát Tài

Cây mọc thành bụi. Lá kép lông chim, lá chét mọc đối, phiến lá màu xanh bóng. Thân phình to mọng nước ở gốc, cây ưa bóng, và không ưa tưới quá nhiều nước.

Đây là loại cây được đặc biệt ưa chuộng trong trang trí nội thất văn phòng do hình thái và tính chất của cây được đánh giá là rất tốt theo phong thủy. Cây thể hiện sự màu mỡ, với những ngọn lá vươn cao sung sức, được tin rằng mang đến sự thịnh vượng cho chủ nhân. Ngoài ra cây còn có tác dụng làm ẩm, mát không khí, đặc biệt là ở những không gian nhiều ánh sáng khúc xạ qua kính.TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Biểu tượng của Ngũ Hành trong phong thủy


Hành Mộc: Mùa Xuân – Phương Đông – Mùa Xanh 
Vật liệu: Gỗ 
Hình dáng : Hình trụ 
Mặc dù các hành liên tiếp nhau theo một trật tự liên tục không có đầu không có cuối, nhưng Mộc vẫn được coi như đứng đầu chuỗi bởi vì nó tượng trưng cho mua Xuân, bắt đàu một năm. Do vậy Mộc cũng tượng trưng cho sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển. Hình dáng của Mộc là cao thẳng đứng, thường gặp ở những công trình kỷ niệm tôn giáo, quân sự hoặc các đài tưởng niệm cột tròn, chùa, tháp canh… hay các cột trụ bằng đá, gỗ, kim loại… Những năm gần đây, với sự hiện đại cảu kỹ thuật xây dựng đã xuất hiện những ngôi nhà chọc trời và nhà khối tháp, và như vậy cấu trúc hình Mộc đã được đưa vào nhà ở và kinh doanh. Tuy nhiên, Mộc là một nguyên liệu xây dựng thông thường, do đó một ngôi nhà có hình dạng tiêu chuẩn phải thuộc hành Mộc nếu nó đã được dự định làm bằng gỗ. Những ngôi nhà được Mộc che trở sẽ thích hợp với mọi vấn đề liên quan đến sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển. Nhà trẻ, bệnh viện, nhà ở và các khách sạn cũng như các xưởng nghệ thuật đều thừa hưởng tác dụng tốt của hành Mộc. Ngay ở trong nhà ở, hành Mộc cũng có tác dụng tích cực với phong ăn, phòng ngủ, phòng trẻ con. Ở những nơi dùng để kinh doanh, hành Mộc tượng trưng cho sự sáng tạo và ảnh hưởng tới những sản phẩm kinh doanh có kiên quan tới mộc. 
Hành Hỏa: Mùa Hạ - Phương Nam – Màu Đỏ 
Vật liệu: Chất dẻo, vật liệu nguồn gốc động vật 
Hình dáng: Nhọn 
Hình dáng Hỏa được nhận biết qua những góc nhọn, những mũi nhọn, đặc biệt là của những mái nhà, và thường thấy trên những mái chùa, nơi thường hay có mưa bão to bắt buộc phải làm mái nhà dốc. Hỏa thường liên quan tới các quá trình hóa học làm cho người ta nghĩ rằng hành Hỏa thống trị các vật liệu nhân tạo. Mặc dù thời xưa không có vật kiêu xây dựng nào được coi là thuộc hành Hỏa, tuy nhiên những ngôi nhà dốc mái có lẽ là kiến trúc phổ biến nhất, dù là nhà ở hay cơ sở kinh doanh lại đều được coi là thuộc hành hỏa. Màu đỏ của lửa là màu của máu, cho nên Hỏa tượng trưng cho gia súc (đời sống động vật), phân biệt với đời sống thực vật. Hành Hỏa được dùng để chỉ trí tuệ, do đó những ngôi nhà thích hợp với hành Hỏa thường là thư viện, trường học hay nơi học tập nghiên cứu… Trong kinh doanh có thể sử dụng hành Hỏa với những nơi thiết kế, sáng tạo ra sản phẩm. Đương nhiên các quá trình sản xuất đều liên quan tới kỹ thuật, hóa học… nên chúng đều thuộc hành Hỏa. 
Hành Thổ: Ở Giữa – Màu Vàng 
Vật liệu: Gạch 
Hình dáng: Vuông, Phẳng Hành 
Thổ được phát triển qua những ngôi nhà thấp, các mặt bên phẳng, không có trang trí và mái bằng. Các khu chung cư và các khu văn phòng, các ngôi nhà thấp mái bằng và những kiến trúc tương tự đều thuộc hành Thổ. Thổ cũng là hành của đất, sét và gạch, cho nên những ngôi nhà bằng gạch, đất sét và bê tông đều có một phần hành Thổ, dù cho hình dáng của chúng thế nào. Vì vậy, mot ngôi nhà mái dốc vừa có tính chất hành Hỏa, vừa có tính chất hành Thổ. CŨng vì Hỏa và Thổ tương sinh nên sư kết hợp giữa chúng được coi là ổn định và có lợi. Những ngôi nhà thuộc hành Thổ có thế vững chắc, lâu bền và đáng tin cậy nhưng không có tác dụng kích thích phát triển, vì vậy thường được dùng làm nơi chứa đựng dụng cụ đồ đạc như kho… Trong công nghiệp, Thổ rất tốt cho việc làm cầu đường, hầm, xây trang trại, nhà cửa, giao thông… Trong kinh doanh Thổ tốt cho các ngành liên quan đến gốm sứ, thủy tinh… 
Hành Kim: Mùa Thu – Phương Tây – Màu Trắng 
Vật liệu: Kim loại 
Hình dáng: Tròn 
Hình dáng thuộc hành Kim được bộc lộ trong những ngôi nhà có mái vòm, mái cong, cửa tò vò. Những ngôi nhà này thường gắn với những nét văn hóa riêng đặc trưng của người bản xứ. Ở phương Tây, những ngôi nhà có mái vòm thường là những lâu đài của quý tộc, như ở một số nước khác đó lại là kiểu kiến trúc truyền thống. Vì hành Kin tượng trưng cho tiền, bạc nói chung nên các cơ sở kinh doang, công ty tòa nhà liên quan tới kinh doanh thường được thiết kế theo hành này. Theo quan điểm của phong thủy, không có gì thích hợp với kinh doanh bằng hình dáng vòm. Ngày nay, kim loại là thành phần chính trong xây dựng, do vậy sự kết hợp giữa Kim và Thổ được coi là sự kết hợp có lợi và đảm bảo cho sự giàu có và thanh công về mặt tài chính. 
Hành Thủy: Mùa Đông – Phương Bắc – Màu Đen 
Vật liệu: Thủy Tinh Hình dáng: Vuông, phẳng 
Những ngôi nhà thuộc hành Thủy được nhận biết qua hình dáng và cấu trúc không đồng đều, hình như chúng được thiết kế hơi vội vã không đều, và chúng hình như đều mang đặc điểm của bốn hành còn lại,( dù cho không có các góc cạnh và mặt phẳng rõ rệt, có thể nói chúng đều thuộc hành Thủy. Thủy là sự giao tiếp của mọi vấn đề liên quan đến sự thuyết giảng, truyền bá, Văn học nghệ thuật mà đặc biệt là âm nhạc đều chịu ảnh hưởng tốt của hành này. ( ví dụ: nhà hát Sydney Opera House thể hiện rất rõ hành Thủy). Trong xây dựng hiện đại, việc sử dụng rỗng rãi kính làm vật liệu xây dựng là một cách thể hiện của hành Thủy. Tuy nhiên, kính không thể sử dụng một mình mà phải kết hợp với một số vật liệu khác như gạch, đá, sắt… Trong những vật liệu này thì cái nào hợp với kính nhất? Thủy Thổ tương khắc nên những ngôi nhà dùng nhiều kính thì không nên dùng gạch làm khung. Mộc Thủy tương sinh, Kim và Thủy cũng tương sinh nên dùng khung gỗ hay kim loại sẽ tốt và hợp nhau. Trong kinh doanh, Thủy tượng trưng cho thông tin liên lạc, các phuong tiện truyền thông quảng cáo, xử lý văn bản, ngôn ngữ máy tính… Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh lien quan đến ngành này nên chú ý sắp xếp theo hành Thủy để đảm bảo làm ăn phát đạt. Việc sắp xếp theo phong thủy ngày nay không chỉ còn phụ thuộc vào cấu trúc có sẵn hay địa thế của cảnh quan nữa, các nhà phong thủy đã biết kết hợp sáng tạo giữa cây cảnh phong thủy với nội thất nhà ở, toàn bộ cây cảnh trồng trong nhà đều được tuân theo quy luật phong thủy cây cảnh để tao nên dòng năng lượng tốt nhất cho gia chủ. Luật ngũ hành là luật cơ bản nhất được vân dụng, sau đó sẽ là sự kết hợp nâng cao tùy theo yêu cầu gia chủ và cá tính của nhà phong thủy học. TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Vì sao nên đặt cây xanh trong văn phòng hoặc toà nhà ?

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia khoa học môi trường,  những người lao động trong các cao ốc, văn phòng thường mắc những bệnh như đau đầu, mệt mỏi lú lẫn do ô nhiễm không khí trong nhà, họ thường xuyên hít phải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) phát sinh từ các thiết bị máy in, đồ gỗ, sơn tường, chất tẩy rửa trong phòngTheo nhóm chuyên gia, tiếp xúc thường xuyên và kéo dài với các VOCs sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sống và làm việc trong cao ốc, văn phòng. VOCs là chất có khả năng hoà tan máu mỡ và dễ dàng bị hấp thu qua phổi, thông qua máu vào não gây ra sự suy giảm hệ thống thần kinh trung ương, làm con người mệt mỏi, uể oải và cảm giác khó chịu.
Văn phòng, nhà ở  là một khối không khí đóng, nhiều người cùng thở trong cùng một bầu không khí ít ỏi, với nhiều đồ đạc, nhiều hoạt động diễn ra trong bốn bức tường. Mỗi căn nhà không có hoa cây cảnh với vài chục mét vuông hay may mắn hơn là vài trăm mét vuông nên chắc chắn bầu không khí sau bốn bức tường ấy sẽ ngột ngạt hơn khoảng không bên ngoài.

Khí ôzon là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm môi trường không khí loại khí này không chỉ tồn tại trong môi trường bên ngoài trời mà còn xâm nhập vào môi trường bên trong nhà ở. Vì vậy việc lựa chọn giải pháp phù hợp giảm thiểu các chất khí độc hại trong nhà là điều cần thiết và cấp bách. Một trong những giải pháp thân thiện nhất với môi trường đã được biết đến đó là dùng thực vật hay còn gọi là cây xanh, bởi theo như sự nghiên cứu tổng hợp và phân tích cây xanh hội tụ đẩy đủ những lợi ích sau:

Điều hòa không khí

Đã từ lâu cây xanh được biết đến như là chiếc điều hòa không khí đến từ thiên nhiên, cây xanh hấp thụ khí CO2 và một số loại bụi có hại do quá trình hoạt động của con người và biến đổi thành khí O2 cho chúng ta thở.

Giảm nhiệt độ môi trường

Bằng cách tiết  hơi nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất cây xanh sẽ làm giảm sự hấp thu nhiệt trong những ngày trời nóng oi bức.

Giảm tiếng ồn

Ngoài ra cây xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn (theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ).

Nâng cao hệ miễn dịch

Cũng theo các nghiên cứu y học mới đây cho thấy rằng, bệnh nhân điều trị trong phòng cây xanh có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn những bệnh nhân trong phòng không có cây xanh.

Giúp con người thư giãn cải thiện cảm xúc

Cường độ làm việc căng thẳng, môi trường văn phòng thiếu khí trời, ít vận động và dinh dưỡng chưa hợp lý sẽ dẫn đến nhiều bệnh tất. Làm việc liên tục với máy tính, quá tập trung với ánh sáng màn hình sẽ khiến mắt  nhức mỏi, vì vậy chỉ cần vài phút ngắm nhìn màu xanh của lá cây cũng giúp con người thư thái hơn. Theo nghiên cứu màu xanh giúp giải toả căng thẳng và mệt mỏi cho thị lực, nhìn màu xanh lục khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn các màu sắc khác.
Bổ sung cây xanh trong văn phòng không hề tốn diện tích mà lại tăng hiệu quả làm việc và sự thoải mái tinh thần cho các nhân viên. Thường những văn phòng có cửa sổ và cây xanh, nhân viên sẽ hài lòng hơn với công việc của mình,  điều này là rất quan trọng ở công sở bởi các ông chủ vẫn luôn tìm cách làm nhân viên hài lòng bằng những thứ đắt tiền như mở phòng tập thể dục hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng có một cách đơn giản hơn rất nhiều chính là đặt cây xanh tại những nơi phù hợp.

Có ý nghĩa lớn về phong thủy

Việc lựa chọn loài cây và vị trí trồng trong  nhà được tiến hành rất cẩn thận theo đúng quy luật của thuật phong thủy. Cây cỏ xanh tươi sinh khí thịnh vượng, che chở cho địa mạch. Cây xanh còn có thể hóa giải những bất lợi của ngôi nhà về mặt phong thủy.

Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

Ngày nay, trong kiến trúc hiện đại, cây xanh có thể xuất hiện ngay cạnh ghế ngồi của bạn, phía ngoài cửa sổ, trong bếp ăn hoặc cây xanh làm thành một “vách tường xanh” ngay phòng khách. Cây xanh làm cho căn nhà của bạn sống động hơn và đẹp hơn. Cây xanh giúp ngôi nhà bạn thêm sinh động, tươi tắn hơn với màu sắc, kiểu dáng của chúng. Hãy dùng cây xanh như vật liệu trang trí nội thất tự nhiên đến từ thiên nhiên.

Giá trị kinh tế

Trên thực tế những văn phòng, tòa nhà có trồng cây xanh  có giá thuê hoặc mua thường sẽ cao hơn, các cửa hàng buôn bán có cây xanh thường có số lượng khách hàng tấp nập hơn những nơi không có cây xanh.
Tuy nhiên khi lựa chọn cây xanh cho văn phòng, nhà ở của mình các bạn nên cân nhắc, tìm hiểu  chọn cây trồng phù hợp với không gian của mình, đây cũng là một cách để mỗi chúng ta tự mình cải tạo môi trường sống cũng như phong thủy ngôi nhà của mình được tốt hơn.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Cây cảnh giải độc không khí

Cây cảnh phong thủy và hoa cây cảnh được dùng như một vật trang trí trong nhà. Tuy nhiên, ngoài mục đích này, cây cảnh và hoa cây cảnh còn có thể giúp thanh lọc không khí, làm dồi dào thêm lượng oxi có trong tự nhiên, loại bỏ một số chất độc hại.

Theo một thử nghiệm của bác sĩ tim mạch ở Mỹ, những bệnh nhân có giường nằm cạnh hay gần cửa sổ có thể nhìn về phía khu vườn thì thường hồi phục nhanh hơn những bệnh nhân khác. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cây xanh chống lại sự mệt mỏi và cảm lạnh vì chúng làm tăng độ ẩm trong không khí và giảm lượng bụi bẩn. Thêm một nghiên cứu khác của trung tâm vũ trụ Mỹ NASA đã chỉ ra rằng, trong vòng 24 giờ cây cảnh trong nhà có thể loại bỏ 87% không khí bẩn hay bị ô nhiễm.

Chúng cũng có thể loại bỏ nhiều thành phần độc hại trong không khí như amoniac, formanđêhít, benzen, xylence…

Tuy nhiên, không phải cây trồng nào cũng có thể sở hữu khả năng vô cùng hữu dụng đó. Dưới đây là một số cây trồng có thể giải độc không khí.

Vạn niên thanh
Chắc hẳn vạn niên thanh không phải là một cái tên xa lạ với bất kỳ ai. Chúng phổ biến với cả người chơi và không chơi cây cảnh vì chúng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít phải cắt tỉa, ít sâu bệnh.  Một đặc điểm khác của chúng cũng thích hợp để trồng trong nhà chính là vạn niên thanh ưa ánh sáng không quá mạnh. Thậm chí, chúng cần tránh xa ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Tuy nhiên, vạn niên thanh cần nhiều nước để duy trì sự sống, chính vì thế, hãy tưới nước mỗi ngày cho cây nhé.  Hoa phong lan
Phong lan là nữ hoàng của các loài hoa không chỉ bởi vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy và thoát tục của nó. Phong lan bản thân cũng rất kén người trồng. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được một số đặc điểm cơ bản của phong lan, việc chăm sóc chúng không quá vất vả. Phong lan vẫn sẽ nở hoa suốt 6 tháng mà không cần đến quá nhiều công chăm sóc, bón phân của bạn.
Giống như một nữ hoàng chỉ sống ở nơi nhung lụa, phong lan cũng rất kén đất. Đất nên tơi xốp và thoáng khí vì rễ cây rất cần thở. Loại đất thích hợp nhất để trồng phong lan trong nhà chính là mùn vỏ cây giàu chất dinh dưỡng.
Phong Lan ít lá, lá dày nên cũng không cần quá nhiều nước, tưới nước một đến hai lần mỗi tuần là đủ để cây phát triển. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, hãy để nữ hoàng dược tắm sương và tắm nắng mỗi ngày. Rễ cần thở, lá và thân cũng cần thở trong môi trường thích hợp. Đặc biệt là thời gian tắm nắng của phong lan không nên dưới 10 tiếng vì chúng là loài cây ưa sáng.
Chính vì thế, nơi thích hợp nhất để trồng phong lan trong nhà chính là ban công, sân thượng hoặc bệ cửa sổ. Ở những nơi như thế, phong lan sẽ được phát triển đầy đủ và mạnh mẽ.
Hai loài cây và hoa cây cảnh trên đây là những loài cây điển hình trong việc thanh lọc và giải độc không khí. Nếu bạn ở nhà nhiều, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách trồng chúng trong ngôi nhà nhỏ bé của bạn.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Một số tác phẩm Bonsai cây cảnh nổi tiếng ( Phần 2 )

“Quần lâm”

Loại cây: Tùng
Quy cách: Bồn rộng
Tác giả: Nguyễn Thế Nghĩa, Hà Nội
Quần lâm là rừng cây. Bồn cảnh theo dạng rừng cây thường chọn bồn miệng nông hình bầu dục hoặc hình chữ nhật. Bồn nông làm cho cây có vẻ cao và hùng vĩ. Bồn hình bầu dục làm cho cảnh càng sâu xa. Bồn cát miệng nông dưới đáy phải có lỗ thoát nước. Bồn đá cực nông có thể không cần lỗ thoát nước.
Nên dùng cây cùng giống, làm cho mặt bức vẽ dễ thống nhất.
Trồng cùng nhau những cây không cùng giống, tất phải lấy một giống làm chính. Số lượng và thể lượng của chúng đều chiếm ưu thế tuyệt đối. Những giống cây khác làm nền để tránh “khách to tiếng hơn chủ”. Dáng của mỗi loại cây tuy không giống nhau hoàn toàn nhưng về phong cách cơ bản thì nên giống nhau. Nếu như thân thẳng đều phải thân thẳng cả, chỉ kết hợp thẳng nghiêng trong khi trồng. Nếu như cây thân thẳng và cây thân cong trồng lẫn với nhau thì rất khó thống nhất hài hòa.
Trong tác phẩm là một cánh rừng tùng trên một sườn đồi thoai thoải gợi nhớ đến vẻ đẹp cánh rừng vùng cao nguyên Đà Lạt.

“Trực Tùng”

Loại cây: Tùng
Quy cách: Bồn sâu
Tác giả: Phương Đông, Lâm Đồng
Thân cây mọc đứng nhưng hơi to mảnh, tỷ lệ hướng ngang mảnh. Đây là dáng xoắn vặn kiểu cupressus duclouxiana Hiken chuẩn mực. Tuy vóc dáng mảnh mai nhưng tác phẩm vẫn thể hiện chất “cường và cương” vốn có của thế trực. Tán lá dạng bán nguyệt trông sinh động và tự nhiên khiến người thưởng ngoạn thấy sự hài hòa phấn đấu hướng lên phía trước.
“Trực Tùng” chịu nắng, đất trồng thoáng xốp như đất trồng sứ. Đây là loại cây có lá kim phù hợp với hình dáng của cây Bonsai thu nhỏ, thân cây xù xì.

“Đệ nhất phu thê”

Loại cây: Tùng
Quy cách: Bồn vuông
Tác giả: Nguyễn Đăng Hùng (sắt), Hà Nội
 Tác giả dùng hai thân cây cao mảnh thế trực riêng biệt song hành trong một bồn cảnh nông. Khác với hai thân quấn quýt như dáng mẫu tử, các tán lá chỉ tựa vai vào nhau nhẹ nhàng nên chủ đề bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được đề cao rõ nét. Trong một bồn cảnh với thế trực của loại cây có lá xanh tốt quanh năm tượng trưng cho hai tấm lòng không bao giờ thay đổi. Đó là sinh tử hoạn nạn luôn có nhau dù thời cuộc đổi thay.
Tùng có dáng rất đẹp, nhưng có tuổi đời khá lớn, tốc độ sinh trưởng chậm nên người chơi phải chịu áp lực rất lớn.

“Cổ mộc”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Bồn nông
Tác giả: Chu Mạnh Hùng, Hà Nội
Sanh có thân sát nhau dáng cứng cáp, tán dày tạo dáng một đám mây bồng bềnh. Gốc sanh bám đá chắc chắn, rễ cây mạnh mẽ phá đá vươn lên. Bồn cảnh còn có bóng dáng thấp thoáng của con người qua một ngôi đình nhỏ. Một trí sỹ ngồi ung dung ở đó ngắm mây bay. Từ một góc nhìn rộng, bồn cảnh có dáng uy nghi, hùng vĩ nhưng cũng mềm mại, uyển chuyển khúc chiết.
Cây sanh được các nghệ nhân ưa chuộng bởi nhiều nguyên nhân. Từ xưa, ông cha ta quan niệm 4 loài cây quý “Sanh, Sung, Đa, Lộc” hoặc “Đa, Sung, Sanh, Si” ứng với tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” nên nhiều người chơi cây cảnh chọn chơi cây sanh. Sanh có gần 40 loại, điểm phân biệt giữa các loại chủ yếu là phần lá (to, nhỏ, dày, thưa…)
Dân chơi cây cảnh hay chọn loại sanh của miền Trung, nhất là ở Phú Yên bởi các loại sanh ở đây có lá nhỏ, da thân sần sùi, bắt mắt và đặc biệt mang dáng cổ thụ. Ngoài ra, nhiều người quan niệm rằng có cây sanh trong nhà, sự nghiệp làm ăn của chủ nhân sẽ luôn sinh sôi, nảy nở, giống như người ta quan niệm về lộc từ cây lộc vừng.
Sanh có thân cành dẻo dễ uốn, ưa nước, tốc độ sinh trưởng mạnh nên dễ biến thể, tạo dáng. Đặc biệt, tính kháng bệnh sâu trùng nhiệt đới rất tốt so với nhiều loài khác nên giới chơi cây rất chuộng. Tuy nhiên, việc chọn sanh khai thác từ thiên nhiên hoang da và tạo dáng để có giá trị đạt các chuẩn “mỹ - kỳ - cổ” là việc không phải dễ dàng.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Một số tác phẩm Bonsai cây cảnh nổi tiếng

1. “Qua gốc đa làng”

Loại cây: Duối
Tác giả: Cao Văn Yên, Vĩnh Phúc
Duôi thân gồ ghề, hang hốc sinh trưởng mạnh, chịu khô hạn, mau mọc chồi non, dễ tạo dáng.
Bố cụ từ cây Duối với thế tam đa vươn tự nhiên với 3 thân lớn lồng trong một bồn chậu. Thế tam đa tượng trưng cho ba ông Phúc, Lộc, Thọ. Trong tác phẩm, ba thân cây đều chung một gốc, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu.
Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa với người già. Ngắm tác phẩm người xem liên tưởng đến phong cảnh mộc mạc một làng quê Việt Nam và suy nghĩ về cuộc đời, thời cuộc. Ba than cây vững chắc, lá xanh mướt, đầy sức sống, tán tròn, rộng, che trở cho những chú “mục đồng” khi về làng. Cảnh trí gây ấn tượng thanh bình, hoài niệm về làng quê đang thay đổi trước thời đại mới.
Tác phẩm đề cập về chủ đề truyền thống rất đáng trân trọng.

2. “Vũ điệu thiên nhiên”

Loại cây: Du, thế song thụ
Tác phẩm “Vũ điệu thiên nhiên” có dáng điệu khúc triết mảnh mai, thế song thụ. Hai thân cây dạng nghiêng nhánh chéo ôm lấy thân rất mềm mại như điệu mùa đầy duyên dáng. Vóc dáng mảnh mai nhưng kết cấu của tác phẩm lại chặt chẽ, đường nét phóng khoáng, tự nhiên như một bức thư pháp. Cây chủ gần như cứng cáp, tán cây đầy đặn phong mãn, thần thái thanh nhã, phần tán ngọn vươn lên thể hiện một sức vươn vô tận.

3. “Cùng chung mộc gốc”

Loại cây: Vạn niên tùng
Quy cách: Bồn dài 60 x 40 cm
Mộc gốc hai thân tựa kề nhau, thân lớn che chở thân nhỏ thể hiện tình nghĩa keo sơn cùng chung một nhà.

4. “Huynh đệ”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Bồn dài 50 cm
Tác phẩm dùng hai gốc Sanh với thế song thụ trong một bồn chậu tự nhiên, thủ pháp hai thân một gốc kết hợp khá chặt chẽ. Thế cây kết hợp với bồn đá thấp tạo thành một thực thể chặt chẽ, hài hòa, tạo ra sức mạnh của tình thân ruột thịt, ca ngợi tình cảm anh em trong một mái nhà, sống chết nương tựa bên nhau.

5. “Đôi bờ”

Loại cây: Phi lao
Quy cách: Bồn lớn
Tác giả: Đặng Xuân Quang
Đây là loại bồn cảnh lớn, tạo hình núi rừng. Tác giả ngăn cách bồn cảnh làm hai phần bởi một dòng sông nhỏ. Tác phẩm mang đậm tư tưởng, thể hiện quan hệ hai bờ sông Bắc – Nam không thể tách rời. Nhóm cảnh chính mỗi bờ rậm rạp, sức sống mãnh liệt, thể hiện sự mạnh mẽ của tổ quốc. Hai bờ xa cách nối nhau bằng một nhịp cầu khiến người xem có cảm giác không bị chia cắt, đứt đoạn, ngược lại, cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ. Ý tứ tác giả muốn thể hiện:
“Phi lao thì thầm hỏi
Ai nối nhịp đôi bờ
Thăng Long ngàn năm tuổi
Nhịp cầu sinh y thơ”.
Tác giả lấy chủ đề tư tưởng là lòng yêu nước và kiểu nghệ thuật tạo hình dàn trải, rộng lớn, tạo cảm giác mênh mông, khoáng đạt để thể hiện chủ đề này. Tác phẩm gây sự chú ý của người xem trong lễ hội Sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội năm 2010.

6. “Một chữ Huyền”

Loại cây: Tùng ngũ châm
Quy cách: Thế bay, dài 1,2 m
Tác giả: Hội Sinh vật cảnh Hà Nội
Tác phẩm có thế cây rủ, tạo góc 90 độ, tán rủ qua đáy bồn, trong thế này, bồn luôn được đặt trên giá bệ cao. Bốn tán cây bố cục thành hai phần rõ rệt. Gốc cây vững chãi bám đất, về tổng thể, thế cây, tán cây, bồn và giá đỡ thống nhất thành một chỉnh thể hoàn hảo. Phía trên có mây, dưới có núi, tạo thành thế “hành vân, lưu thủy” rất ấn tượng.

7. “Đĩa bay”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Thế “Đằng vân thập toàn”
Tác giả: Phạm Đức Thịnh, Hải Phòng
Bồn cảnh có dáng trực nhưng nhiều rễ buông. Các tán rậm đan xen nhưng gọn gàng tựa những đĩa bay mong manh quấn quýt đỉnh núi. Rễ phủ xuống đất như buông mành. Tổng thể tác phẩm hài hòa nhẹ nhàng, thanh thản.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Kỹ thuật tạo dáng, lá, chồi cây cảnh

Kỹ thuật tạo dáng cho lá nằm trong kỹ xảo hãm cây phát triển, làm cây lùn đi, chỉnh sửa để cải thiện hình dáng, thúc cây mọc thêm cành… nhằm nâng cao thẩm mỹ. Đây là một khâu không thể thiếu được trong kỹ thuật chăm sóc cây cảnh.


1. Ngắt bỏ chồi

Khi cây đâm chồi, dùng tay ngắt bỏ đầu ngọn chồi để thúc chồi nách phát triển mạnh hơn, cũng là cách để hãm cây phát triển quá nhanh và thúc cây đâm thêm chồi khác.
Khi ngắt búp đầu cành cũng cần giữ lại mầm ở đầu cành, ngắt bỏ những mầm không cần. Việc chỉnh sửa này cần xem xét đặc tính từng loại cây mà thực hiện. Đối với cây thông mọc kiểu vòng quanh mầm đỉnh rất phát triển. Nếu muốn cây mọc dày lá ngắn, khi đâm chồi mới, trước khi mọc lá, ngắt bỏ ½ lõi tâm, mỗi năm ngắt lõi tâm vài lần. Riêng cây họ bách nhất thiết phải dùng tay không được dùng dao, nếu không vết thương sẽ có màu gỉ sắt, ảnh hưởng đến mỹ quan. Thực hiện vào đầu hè, ngắt lá non 1 lần, tới đầu thu, mọc thêm chồi mới lại ngắt bỏ búp đầu cành, để cây phát triển mạnh mẽ. Đối với những cây dễ đâm chồi, sau mỗi lần đâm chồi mới lại ngắt bỏ chồi ngọn, như thế cây sẽ mọc dày cành, dày lá hơn.

2. Ngắt bỏ chồi mầm không cần

Đối với những mầm, cành mới mọc không cần cho tạo hình sau này, bất kỳ vào thời điểm nào cũng phải loại bỏ.

3. Ngắt lá

Ngắt bớt lá nhằm mục đích thúc đẩy câu trong một năm mọc mới vài lần lá. Khi cây mọc lá mới sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho cây, nhất là đối với cây ngắn lá như Thạch lựu, Thiết mộc lan để tới mùa thu mọc thêm lá mới, mùa đông lá cây chuyển sang màu đỏ. Với cây Tước mai, nếu ngắt lá, lá mới mọc sẽ dài hơn, xanh hơn, màu sắc đẹp hơn. Ngắt lá ngoài mục đích kéo dài thời gian thưởng ngoạn còn làm cho cây mọc thêm chồi cành mới, thay đổi bộ mặt cho cây.
Trước khi ngắt lá, cần tưới phân đạm 1 – 2 đợt, chuyển chậu cây ra nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tốt, có đủ sức ra lá mới. Chỉ cắt bỏ phiến lá còn cuống lá thì giữ lại. Với những cây phát triển mạnh, có thể ngắt bỏ một lần những lá già. Với những cây tương đối yếu có thể bắt đầu từ ngọn đi xuống. Cắt bỏ 2/3 giữ lại 1/3 để là còn quang hợp được, cây vẫn có thể ra lá mới.
Lá cây đã bị cắt bỏ, trên cây chỉ có các cành, lượng bốc hơi nước trên mặt lá giảm đi, cần khống chế thích hợp độ ẩm gốc cây, tránh ẩm ướt quá mà ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khoảng 20 ngày sau, cây mọc lá trở lại.

4. Sửa vòm

Đây là công đoạn cuối cùng của việc tạo hình cho cây cảnh, tạo ra ngoại hình cho cây. Khi chỉnh sửa, cần dựa theo ý đồ tạo hình đã dự kiến – kích thước vòm, hình dáng, độ dày. Đối với các vòm có ngoại hình nhỏ, chưa đáng để chỉnh sửa, tạm thời để lại, chỉ nên chỉnh sửa những vòm đã đủ kích thước, hoặc quá kích thước yêu cầu. Chỉnh sửa ngoài rìa vòm nhằm hoãn nó phát triển. Thông thường, vòm cành ở hai bên cần phải to ở phía sai và phía trước nhỏ, vị trí phía trước sau và ở giữa vòm chỉnh sửa thành vòm cung là tốt nhất. Như thế sẽ phù hợp với phát triển tự nhiên của cây cối.
Việc chỉnh sửa còn phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây, ngoại hình của cây. Ví dụ, với vòm cây ở chậu nhỏ, cần mỏng. Chậu cây cỡ trung và cỡ đại phải dày hơn. Với cây lá nhỏ, vòm cần dầy, cây lá phiến to vòm mỏng.
Việc chỉnh sửa vòm lá làm cho hình tượng của vòm và tổng thể cây có sự so sánh với nhau. Một cây cảnh được tạo hình chỉnh sửa thỏa đáng giống như ta thay bộ “thời trang” đúng mốt cho nó.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...


Kỹ thuật cấy ghép thân cành

Kỹ thuật ghép cây là một thủ pháp ghép hai thân cây vào nhau, nối cành vào thân cây nhằm mục đích một cây có hai loại quả, một cây có hai loại lá, có hai loại lá, chất lượng quả tốt hơn nhiều, nhiều hơn trước khi ghép… Từ đó đạt nhiều hiệu quả khác về góc độ cây cảnh, cho kết quả cải tạo hình dáng, biến từ cây cao thành cây lùn, nâng cao hiệu quả thẫm mỹ như Ngũ châm tùng ghép với Hắc tùng, Bích đào ghép vào Mao đào…
Điều cần chú ý là cây ghép phải cùng họ, tốt nhất là cùng một giống, ghép cây vào thời gian cây trong thời kỳ phát triển đâm chồi nảy lộc. Phương pháp ghép nổi có nhiều nhưng dù chọn phương án nào cũng phải thực hiện tuần tự ba bước: Cắt và sửa nhẵn mặt ghép, làm mộng ghép để ghép chuẩn và bọc bó cố định.
Dưới đây là một số kỹ xảo ghép nối thường gặp:




1. Ghép thân

Đây là một trong những phương pháp chủ yếu trong kỹ thuật ghép cây.
Gốc định ghép không nên to quá, chỉ nên trong khoảng 1,7cm là vừa. Trước hết cắt ngang quanh mặt đất khoảng 5cm, dùng dao sắc chẻ dọc (lệch sang một bên) sâu xuống khoảng 3, 4 cm. Chọn lấy một phôi ghép khỏe có ít nhất 2 chồi lá, không có bệnh, nách mầm đầy đặn, ngắt bỏ phiến lá chỉ để lại cuống, dùng dao sắc cắt mặt vát khoảng 3, 4 cm, khớp thử vào gốc (mặt vát ở phôi ghép nên nhỏ hơn mặt vát gốc cây). Chỉnh đúng hai thứ ăn khớp nhau, dùng dây gai buộc cố định, bên ngoài bọc màng mỏng PVC, lấp phủ kín, đất phần gốc chỉ để nổi trên mặt đất phôi ghép. Thường xuyên tưới ẩm quanh gốc.

2. Ghép cấy

Ghép cấy áp dụng trong trường hợp gốc cây thì to mà mầm ghép lại nhỏ, tỉ lệ tiếp giáp giữa cây với mầm ghép chênh lệch quá lơn. Thao tác như sau:
Cưa đứt ngang gốc, lấy dao sắc xẻ ra làm đôi gốc cây, sâu khoảng 3 cm. Chọn lấy hai cành, mỗi cành có từ hai búp lá trở lên, vát chéo rồi cắm vào hai bên, nhằm đảm bảo tỉ lệ sống cho cành ghép. Ghép xong lấy dây gai chằng cố định, vùi đất, hàng ngày tưới ẩm quanh gốc.

3. Ghép áp sườn

Cách ghép này không phải cắt cành mầm ghép để ghép vào gốc cây, cách làm như sau: Trước hết mang chậu cây đến phôi cành định ghép. Dùng dao sắc, gọt lột bỏ vỏ chỗ định ghép (khoảng 1/3 diện tích) chiều dài gấp 4 lần đường kính cành ghép. Công việc này tiến hành cho cây và cành định ghép, áp vào thấy khớp nhau, lấy vải gai bọc lại, cắt bớt một số lá để giảm bớt thủy phần bốc hơi. Khi thấy cây đã sống (cành ghép), cắt đứt phía dưới chỗ cành ghép, còn cây ghép cắt bỏ cành phía trên. Sau khi thấy cây sống bình thường độc lập được coi như thành công.
Ưu việt của phương pháp này là cây phôi và cách ghép đều có rễ, nên tỉ lệ sống rất cao. Đây là phương pháp ghép cành an toàn nhất với tỷ lệ sống cao nhất, thường áp dụng cho những cây khó ghép và ưu việt hơn các cách ghép khác. Với một số cây như Tử vi, Kế mộc… có tỉ lệ mau lành các vết thương, lại không cần phải lột vỏ chỗ ghép mà chỉ cần ép sát hai cành, một thời gian sau là chúng dính liền vào nhau.
Ứng dụng phương pháp này ta có thể lấy luôn một cành của chính cây đó, ghép vào chỗ khiếm khuyết làm cho cây cảnh đẹp hơn.
Đối với cây thiếu rễ (hoặc cần bổ sung) cũng có thể áp dụng phương pháp này. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Trước hết, chọn một cây con (làm mầm ghép) phải phù hợp với nhu cầu của cây mẹ về kích cỡ, chiều mọc. Sau đó lột vỏ hai cây ghép vào nhau, bọc vải lại. Khi thấy vết thương đã lành, cây đã sống được, cắt cây con đi.

4. Ghép mầm

Ghép mầm thường tiến hành vào mùa cây đâm chồi nách (mùa thu). Chọn lấy cành khỏe không có bệnh dinh dưỡng tốt nhất, cắt bỏ phần phiến lá chỉ giữ lại cuống lá, dùng dao chuyên dụng khoét lấy mầm chồi có đường kính khoảng 2cm (lấy mầm lá làm tâm). Với cây phôi định ghép vào, lấy dao rạch một rãnh hình chữ T vào chỗ định ghép trên vỏ (không được chạm vào thân gỗ) lấy mũi dao cẩn thận nậy ra hai bên, rồi đặt mầm vào, lấy vải bọc ngoài để hở phần mầm ghép.
Mầm ghép phải thao tác hết sức cẩn thận đúng yêu cầu, tỉ lệ thành công rất cao. Nửa tháng sau, nếu lấy ngón tay chạm nhẹ vào cuống lá của phôi ghép thấy cuống rụng, công đoạn ghép đã thành công.

5. Chiết cành

Chiết cành thường áp dụng cho khâu cần nhân giống cây con trong tạo hình cây cảnh, giảm bớt thời gian trồng cấy. Khi chọn được cành phù hợp với ý đồ tạo hình chuyển cành thành cây. Được tiến hành vào thời kỳ cây phát triển mạnh nhất. Trước khi tiến hành, cần tưới vào đợt phân đoạn cho cây phát triển mạnh. Khi đã chọn được cành khỏe không có sâu bệnh, dùng dao cắt khoanh vỏ một vòng, rạch sâu xuống có chiều dài khoảng 4 lần đường kính khoanh tiếp vòng phía dưới rồi cẩn thận lột bỏ phần vỏ. Lấy một miếng màng PVC vòng quanh thân cành ở phía dưới chỗ bóc vỏ, lấy dây buộc cố định rồi lật ngược lại, dùng chất màu trộn mùn để che kín quanh phần gốc chỗ bị bóc vỏ. Phía trên  màng mỏng lấy dây buộc lại, tưới ẩm thường xuyên cho bọc này. Khoảng hơn 1 tháng sau, nhìn qua màng mỏng thấy rễ mọc, cắt ra đêm trồng.
Với thủ pháp này có thể ứng dụng để làm cho cây lùn đi.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 3)

nghe thuat tao hinh than cay canh


8. Kiểu gốc liền nhau
Nối rễ hai cây hoặc nhiều cây để tạo thành nhóm thân cây, cho cảm giác thân thiện tương giao, như bịn rịn không muốn rời nhau, cùng chung sống.
- Kiểu một già một trẻ
Ý tưởng chủ đạo: một cây to – một cây nhỏ, một cây già – một cây non, một cây cao – một cây thấp. Lấy cây to làm chủ, cây nhỏ là khách, có sự so sánh nhưng thống nhất, lại do đặc điểm to nhỏ, cây to lấy làm tâm, cây nhỏ đứng bên tạo ra cảm giác ông già dắt trẻ đi chơi thân thiết, tình cảm.
- Đôi bạn
Hai cây một cao một thấp hơn, cây cao to mập, cây nhỏ thanh mảnh tạo thế như một cặp vợ chồng. Nhìn tổng thể là người xướng người họa, cho ta cảm giác khó mà phân tách họ ra khỏi nhau. Cấu trúc cảnh là ở dưới bộ rễ, lực co kéo trái phải cân bằng hướng lên phía trên, lực co kéo giành giật và tập trung lực để hướng lên.
- Kiểu quần thể
Các bộ rễ nối với nhau từ 3 gốc trở lên, thân cây mọc thẳng còn rễ đan xen đối xứng, tạo thế cân bằng ngang dọc, lực hướng ngang yếu hơn lực hướng dọc, tự như hợp lực đè xuống đoàn kết cùng nhau đứng vững.

9. Kiểu bám đỉnh núi
Phần rễ của cây phủ bám trên một tảng đá, tạo thế đá vững chắc kiên cường còn rễ mềm mại phủ che, biểu hiện sức sống mãnh liệt, không sợ hiểm nguy.
- Bám lưng chừng vách đá
Kiểu này thường chọn cây ngả cong có cành vươn xa, cấy bám vào vách đá, đột nhiên vươn ra, nhờ vách đá dẫn hướng chủ đạo mà cây ngả ngang được trợ lực, cành cây vươn ra như rồng lượn, thật sinh động.
- Kiểu treo trên đỉnh
Lấy đá làm trung tâm, thân cây ngả đổ đè lên mặt đỉnh, sau đó đột ngột quay đầu hướng xuống dưới, tạo thế vừa ổn định lại vừa hiểm nguy, cho ta cảm giác “hồi ức chuyện xưa”. Thế này không giống với kiểu bám phủ trên đỉnh.

10. Thân nằm
Phần lớn thân cây nằm ở thế nằm như người nằm ngủ dưỡng thần. Tuy ta cảm giác mềm mại thướt tha vô lo vô nghĩ, nhưng lại hàm ý giao long nằm phục chờ đợi, ẩn chứa sức mạng tiềm tàng vững chãi.
- Kiểu nằm ngang
Thân nằm ngang, phần ngọn ngóc cao. Dùng thế nằm ngang tạo thế “động”, dùng thế ngóc ngẩng, tạo thế động – thế nằm ngang là chủ thể tạo thêm thế ngẩng đầu, cho ta cảm giác sư tử chợt tỉnh giấc sau phút dưỡng thần.
- Kiểu nằm khoanh
Thân gập uốn cong, tạo thêm đoạn cúi gục và ngẩng lên, cho cảm giác “nửa tỉnh nửa say”. Tựa như quý phi say rượu, nũng nịu lẳng lơ, nhu mì thanh tú.

11. Kiểu tổ hợp
Ghép từ hai cây trở lên vào nhau thành thế: song thân, tam thân… lấy số lượng để tạo ra tổ hợp tổng thể thế cây có cây đứng, cây ngả, trổ cành, thân treo vách đá… ở kiểu này rất đa dạng.
- Kiểu tổ hợp hai thân
Đây là kiểu ghép giữa một thân cây thẳng với một thân cây kiểu ngả, cho kết quả so sánh lót đỡ lẫn nhau, tạo nên hình ảnh tổng thể động tình.
- Kiểu tổ hợp ba cây
Nhóm ba cây gồm một cây thẳng, một cây ngả, một cây cong ở thế không theo trật tự, tạo ra thế cơ bản “thụ” và “phóng” gây ấn tượng nghiêm chỉnh thống nhất mà lại phân minh rạch ròi. Khi tạo hình lấy cây giữa làm trung tâm, cây hai bên hơi thấp hơn thành khối phóng xạ, đặc điểm kiểu này là thư thoáng.
- Tổ hợp nhiều cây
Kiểu tổ hợp nhiều cây là ghép các đơn nguyên 1 cây, 2 cây, 3 cây… lại với nhau tạo thành một quần thể nhiều cây có tụ có ly, có hư có thực, có cao có thấp, hình thế khác nhau. Phản ánh về thay đổi góc độ không gian tổ hợp các cây và bố trí tổng thể.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 2)

tao hinh than cay canh

4. Thân vách treo
Trên các vách cheo leo, thường có các cây rủ xuống, thế cây thật nguy hiểm, tạo thế kiên cường chống lại mọi hiểm nguy, tạo cảm giác khích lệ phấn đấu.
- Kiểu bán treo
Góc độ chỗ cong tương đối nhỏ, toàn cây có xu thế ngả xuống, phát triển theo chiều đi xuống, cho ta cảm giác khỏe khoắn, mạnh mẽ, rễ bám sâu có lực, không sợ mọi hiểm nguy. Toàn thân cho cảm giác tráng kiện có lực.
- Kiểu thân treo
Tỉ lệ toàn cây tương đối nhỏ, độ uốn cong lại lớn, tạo góc vuông dần dần phát triển ngả ra ngoài, trông mềm mại như con rồng đang bơi, nhẹ nhàng thoải mái.
- Kiểu treo uốn
Cây cong phát triển đi xuống, từ từ ngả ra hai hướng ngang dọc, làm cho cây có hình dáng đan xen nhất trí, đẹp đẽ thướt tha.
- Kiểu quay đầu
Thân cây rủ cong xuống đột nhiên quay ngoắt lại tạo thành hình chữ S ở thế lên – xuống – lên tạo ra thế xung đột về hướng lực phía trên – phía dưới, cho cảm giác tranh đấu không sợ hiểm nguy.

5. Thân cổ đâm cành
Đây là một phương pháp mang  tính đột phá, tạo ra thế thân cây già cỗi, mọc thêm cành lá, già trẻ cùng tồn tại, có sự đối chiếu khô héo với xanh mượt, từ đó tăng thêm sự biến đổi thời gian, phá vỡ thế già trẻ cùng đua sắc tú.
- Kiểu bán cành
Thân cây nửa khô nửa xanh, hình thành thế giành giật đối kháng sinh – tử, đặc trưng hình tượng ngoan cường được biểu hiện đầy đủ.
- Kiểu cành ngả
Ở phần ngọn cây hoặc ngang thân cây có cành trổ, các cành thu co nhỏ, tạo các vết thương khô mộc, sẹo trở thành cây cổ khô cằn, lâu dần thành cây cổ thụ tự nhiên.
- Kiểu cành cong
Thân được đẽo gọt, ghép cành tạo thế so sánh khô xanh ẩn hiện, phá thế đơn độc của thân cây.

6. Kiểu cành nối cây
Từ thân chính mọc thêm một thân khác, biến đổi thành một khối thống nhất, thư thoáng mà hoạt bát, tạo ra âm vực nhảy nhót.
- Kiểu nối đơn
Bên sườn thân cây mọc ra một thân khác tựa như có một viên đạn lạo từ trên trời xuống hình thành một đường lực căng kéo lên, khiến ta cảm giác thời gian và không gian ở đây được kéo dài, đầy ý vị.
- Kiểu nối kép
Thân chính cho ra một cành, tiếp tục cành này lại vươn ra mọc thêm một cành khác như người nhảy ba bước tạo ra thế vận động tự nặng đến nhẹ, mạnh đến yếu ở thế trên – dưới – trên tiết tấu mạnh mẽ, cách điệu hoạt bát nhẹ nhàng.
- Kiểu nối nhảy nhiều bậc
Thân cây có cành nối nhảy 3 bậc trở lên, lấy thân chính làm tâm, mở hướng nhảy cành ra hai bên, trông như kiểu xếp hàng hát đồng ca, phân lực đều, đẹp, có nhịp, càng nâng cao càng kịch tính.

7. Thân cây mục
Dùng thân cây tự nhiên đã bị xâm hại, thối mục, hoặc tạo ra thân mục, có các vết sẹo tùy tiện, không theo quy luật, có các cành đâm chồi nảy lộc, tạo ra phong cách hoang dã, mạnh mẽ, ngoan cường, giành cuộc sống.
- Kiểu sơn thạch
Lấy mặt mục, khô làm mặt chính, gọt để tạo hình như đá, cho cảm giác trên nhu dưới cương, trên xanh mượt dưới khô héo, ngắm nhìn từ trên xuống, phía dưới lấy “mặt” còn phía trên lấy “tuyến” kết hợp lại tạo thành thế vươn thẳng, chắc chắn.
- Kiểu thân khô
Tạo thế mục nát từ “tuyến” để có cây thế “cây khô gặp mùa xuân”, biểu hiện tinh thần giành lại cuộc sống và sức sống ngoan cường, nhìn vào thế cây mà khích lệ tinh thần giành lại cuộc sống.
- Kiểu sần sùi
Xử lý thân cây có các hốc, lồi lõm ở nhiều chỗ, phía dưới các lỗ lồi lõm mục nát này cấy các cành non vào tạo thế thân cằn cỗi mục nát nảy chồi xanh, tạo ra thế so sánh, thế các cây mọc trên sườn núi, nhìn vào thấy xa xăm mà thi vị. Toàn cảnh cho ta ước nguyện yêu quý cuộc sống.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...