Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Một số tác phẩm Bonsai cây cảnh nổi tiếng

1. “Qua gốc đa làng”

Loại cây: Duối
Tác giả: Cao Văn Yên, Vĩnh Phúc
Duôi thân gồ ghề, hang hốc sinh trưởng mạnh, chịu khô hạn, mau mọc chồi non, dễ tạo dáng.
Bố cụ từ cây Duối với thế tam đa vươn tự nhiên với 3 thân lớn lồng trong một bồn chậu. Thế tam đa tượng trưng cho ba ông Phúc, Lộc, Thọ. Trong tác phẩm, ba thân cây đều chung một gốc, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu.
Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa với người già. Ngắm tác phẩm người xem liên tưởng đến phong cảnh mộc mạc một làng quê Việt Nam và suy nghĩ về cuộc đời, thời cuộc. Ba than cây vững chắc, lá xanh mướt, đầy sức sống, tán tròn, rộng, che trở cho những chú “mục đồng” khi về làng. Cảnh trí gây ấn tượng thanh bình, hoài niệm về làng quê đang thay đổi trước thời đại mới.
Tác phẩm đề cập về chủ đề truyền thống rất đáng trân trọng.

2. “Vũ điệu thiên nhiên”

Loại cây: Du, thế song thụ
Tác phẩm “Vũ điệu thiên nhiên” có dáng điệu khúc triết mảnh mai, thế song thụ. Hai thân cây dạng nghiêng nhánh chéo ôm lấy thân rất mềm mại như điệu mùa đầy duyên dáng. Vóc dáng mảnh mai nhưng kết cấu của tác phẩm lại chặt chẽ, đường nét phóng khoáng, tự nhiên như một bức thư pháp. Cây chủ gần như cứng cáp, tán cây đầy đặn phong mãn, thần thái thanh nhã, phần tán ngọn vươn lên thể hiện một sức vươn vô tận.

3. “Cùng chung mộc gốc”

Loại cây: Vạn niên tùng
Quy cách: Bồn dài 60 x 40 cm
Mộc gốc hai thân tựa kề nhau, thân lớn che chở thân nhỏ thể hiện tình nghĩa keo sơn cùng chung một nhà.

4. “Huynh đệ”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Bồn dài 50 cm
Tác phẩm dùng hai gốc Sanh với thế song thụ trong một bồn chậu tự nhiên, thủ pháp hai thân một gốc kết hợp khá chặt chẽ. Thế cây kết hợp với bồn đá thấp tạo thành một thực thể chặt chẽ, hài hòa, tạo ra sức mạnh của tình thân ruột thịt, ca ngợi tình cảm anh em trong một mái nhà, sống chết nương tựa bên nhau.

5. “Đôi bờ”

Loại cây: Phi lao
Quy cách: Bồn lớn
Tác giả: Đặng Xuân Quang
Đây là loại bồn cảnh lớn, tạo hình núi rừng. Tác giả ngăn cách bồn cảnh làm hai phần bởi một dòng sông nhỏ. Tác phẩm mang đậm tư tưởng, thể hiện quan hệ hai bờ sông Bắc – Nam không thể tách rời. Nhóm cảnh chính mỗi bờ rậm rạp, sức sống mãnh liệt, thể hiện sự mạnh mẽ của tổ quốc. Hai bờ xa cách nối nhau bằng một nhịp cầu khiến người xem có cảm giác không bị chia cắt, đứt đoạn, ngược lại, cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ. Ý tứ tác giả muốn thể hiện:
“Phi lao thì thầm hỏi
Ai nối nhịp đôi bờ
Thăng Long ngàn năm tuổi
Nhịp cầu sinh y thơ”.
Tác giả lấy chủ đề tư tưởng là lòng yêu nước và kiểu nghệ thuật tạo hình dàn trải, rộng lớn, tạo cảm giác mênh mông, khoáng đạt để thể hiện chủ đề này. Tác phẩm gây sự chú ý của người xem trong lễ hội Sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội năm 2010.

6. “Một chữ Huyền”

Loại cây: Tùng ngũ châm
Quy cách: Thế bay, dài 1,2 m
Tác giả: Hội Sinh vật cảnh Hà Nội
Tác phẩm có thế cây rủ, tạo góc 90 độ, tán rủ qua đáy bồn, trong thế này, bồn luôn được đặt trên giá bệ cao. Bốn tán cây bố cục thành hai phần rõ rệt. Gốc cây vững chãi bám đất, về tổng thể, thế cây, tán cây, bồn và giá đỡ thống nhất thành một chỉnh thể hoàn hảo. Phía trên có mây, dưới có núi, tạo thành thế “hành vân, lưu thủy” rất ấn tượng.

7. “Đĩa bay”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Thế “Đằng vân thập toàn”
Tác giả: Phạm Đức Thịnh, Hải Phòng
Bồn cảnh có dáng trực nhưng nhiều rễ buông. Các tán rậm đan xen nhưng gọn gàng tựa những đĩa bay mong manh quấn quýt đỉnh núi. Rễ phủ xuống đất như buông mành. Tổng thể tác phẩm hài hòa nhẹ nhàng, thanh thản.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét